Cỏ lúa mì có tốt cho cơ thể hay không?

Cỏ lúa mì có hình dáng như một cây cỏ dại thông thường nhưng công dụng của nó với cơ thể thật sự ngoài mong đợi. Cỏ lúa mì có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giải độc cơ thể và giúp đẩy lùi bệnh tật. Các bác sĩ y học cổ truyền cũng từng dùng cỏ lúa mì để làm thuốc điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa như táo bón. Ngoài ra, cỏ lúa mì còn được dùng để giảm đau cho bệnh thấp khớp.

1. Cỏ lúa mì là gì?

Cỏ lúa mì là một loại thực vật thân thảo thường sống và phát triển ở vùng khí hậu ôn đới tại Châu Âu và Bắc Mỹ. Loại cây này có thể sống ở trong nhà hoặc ngoài trời. Tại Hoa Kỳ, có rất nhiều người tự trồng cỏ lúa mì bằng cách ươm trồng trong các nhà kính và thu hoạch lá. Cỏ lúa mì là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tự nhiên (một số ít trong số đó là chất chống oxy hóa) bao gồm: Canxi, Selen, Magie, Sắt và các loại vitamin A, E, C, K, B6.

2. Cỏ lúa mì được dùng như thế nào?

Đối với hệ tiêu hóa của con người, cỏ rất khó tiêu hóa. Vì vậy, khi dùng cỏ lúa mì, người ta thường đem xay nát hoặc ép lấy nước. Cỏ lúa mì còn được sấy khô, vo thành viên nén hoặc viên nang để pha với nước uống. Có một số người dùng cỏ lúa mì để uống như một loại thuốc xổ giúp làm sạch đường tiêu hóa. Những người theo thuyết enzyme lại thường ăn sống cỏ lúa mì để hấp thụ enzyme tốt cho sức khỏe.

3. Cỏ lúa mì có thể điều trị bệnh gì?

Nhiều người cho rằng, sử dụng cỏ lúa mì có thể chống lại các tình trạng sức khỏe như cảm lạnh, ho, sốt các bệnh lý tiêu hóa từ nhẹ đến trung bình, và các bệnh lý da liễu đơn giản. Cỏ lúa mì còn được các nhà nghiên cứu tìm hiểu để làm nên những loại thuốc ngăn ngừa và điều trị các chứng bệnh nan y như ung thư, thậm chí là AIDS. Nhiều người cho rằng chất diệp lục trong cỏ lúa mì chính là thành phần dược chất mạnh mẽ nhất. Thành phần này hoạt động như huyết sắc tố làm tăng nồng độ oxy trong cơ thể. Nhiều loại thực vật có công năng tương tự mà chúng ta đã biết chính là rau bina, rau mùi tây, rau arugila…

4. Cỏ lúa mì có đáp ứng được các yêu cầu sức khỏe?

Hầu hết các nghiên cứu về cỏ lúa mì đều được tập trung vào tác dụng đối với hệ tiêu hóa. Nước ép cỏ lúa mì có thể cải thiện triệu chứng viêm loét đại tràng, viêm ruột kết. Bên cạnh đó, cỏ lúa mì còn có giúp giảm tác dụng phụ của quá trì hóa trị mà không gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

5. Dùng cỏ lúa mì có gặp phải những rủi ro sức khỏe nào không?

Cơ thể con người là một hệ thống liên kết lẫn nhau và không ai giống nhau đến từng một tế bào. Chính vì thế, việc dị ứng với bất kỳ thành phần nào đến từ bên ngoài là điều tự nhiên. Chính vì thế, dù cỏ lúa mì được xem là an toàn cho sức khỏe, nhưng cũng có những báo cáo về tình trạng dị ứng do tác dụng phụ của loại cỏ này. Khi sử dụng cỏ lúa mì ở một liều lượng cực cao, cơ thể có khả năng phát sinh các triệu chứng dị ứng như nhức đầu, buồn nôn, nổi mề đay, sưng cổ họng… Đối với những người theo thuyết enzyme ăn cỏ lúa mì sống sẽ có khả năng nhiễm vi khuẩn hoặc vi sinh vật từ đất.

6. Vậy có nên dùng cỏ lúa mì không?

Nếu cỏ lúa mì được trồng, thu hoạch và chế biến từ một công ty uy tín, thì việc sử dụng loại cỏ này ở một liều lượng từ nhỏ đến trung bình sẽ không có tổn hại nào cho sức khỏe, mà ngược lại còn giúp cho sức khỏe tốt hơn nhiều. Nếu dùng cho trẻ em, người già hay người bị suy giảm khả năng miễn dịch thì cần phải làm sạch triệt để cỏ lúa mì để tránh nhiễm phải các vi sinh vật từ đất.

Nhìn chung, cỏ lúa mì là một loại thực phẩm gần đây được nhiều người ưa chuộng để bổ sung vào thực đơn ăn uống sạch hằng ngày của mình. Các công dụng của loại thực phẩm mới này cần được kiểm nghiệm nhiều hơn để chúng ta có thể an tâm đưa vào trong bữa ăn hằng của gia đình.

Nguồn: dịch từ WebMD

2 thoughts on “Cỏ lúa mì có tốt cho cơ thể hay không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *